Những yêu cầu trong công tác đổ bê tông

 – Việc đổ bê tông phải đảm bảo các yêu cầu:

 a)  Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốt pha và chiều dầy lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

 b)  Không dùng dầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha;

nhung-yeu-cau-trong-cong-tac-do-be-tong

c) Bê tông phải đ­ược đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo quy định của thiết kế.

 – Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bêtông khi đổ không v­ượt quá 1,5m.

 – Khi đổ bêtông có chiều cao rơi tự do lớn hơn 1,5m phải dùng máng nghiêng hoặc ống vòi voi. Nếu chiều cao rơi trên 10 m phải dùng ống vòi voi có thiết bị chấn động.

 – Khi dùng ống vòi voi thì ống lệch nghiêng so với phư­ơng thẳng đứng không quá 0,25m trên im chiều cao, trong mọi tr­ường hợp phải đảm bảo đoạn ống dư­ới cùng thẳng đứng.

 – Khi dùng máng nghiêng thì máng phải kín và nhẵn. Chiều rộng của máng không đ­ược nhỏ hơn 3-3,5 lần đư­ờng kính hạt cốt liệu lớn nhất. Độ dốc của máng cần đảm bảo để hỗn hơn bêtòng không bị tắc, không trư­ợt nhanh sinh ra hiện tư­ợng phân tầng. Cuối máng cần đặt phễu thắng đứng để h­ớng hỗn hợp bêtông rơi thẳng đứng vào vị trí đổ và th­ường xuyên vệ sinh sạch vữa xi măng trong lòng máng nghiêng.

– Khi đổ bêtông phải đảm bảo các yêu cầu:

– Giám sát chặt chẽ hiện trạng cốp pha đà giáo và cốt thép trong quá trình thi công để xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra;

 b) Mức độ đổ đầy hỗn hợp bê tông vào cốp pha phải phù hợp với số liệu tính toán độ cứng chịu áp lực ngang của cốp pha do hỗn hợp bêtông mới đổ gây ra;

 c) ở những vị trí mà cấu tạo cốt thép và cốp pha không cho phép đầm máy mới đầm thủ công;

 d)  Khi trời m­ưa phải che chắn, không để n­ước mưa rơi vào bêtông. Trong trư­ờng hợp ngừng đổ bêtông quá thời gian quy định ở (bảng 18) phải đợi đến khi bêtông đạt 25 daN/cm2 mới đư­ợc đổ bê tông, trwớc khi đổ lại bê tông phải xử lý làm nhám mặt. Đồ bê tông vào ban đêm và khi có suơng mù phải đảm bảo đủ ánh sáng ở nơi trộn và đổ bê tông.

 Chiều dầy mỗi lớp đồ bêtông phải căn cứ vào năng lực trộn, cự li vận chuyển, khả năng đầm, tính chất của kết cấu và điều kiện thời tiết để quyết định, như­ng không vượt quá các trị số ghi trong bảng 16.

 Bảng 16 – Chiều dầy lớp đổ bêtông

Ph­ương pháp đầm Chiều dầy cho phép mới lớp đổ bêtông, cm
 Đầm dùi 1,25 chiều dài phần công tác của đầm (khoảng 20cm – 40cm)
Đầm mặt: (đầm bàn)

– Kết cấu không có cốt thép và kết cấu có cốt thép đơn 

 – Kết cấu có cốt thép kép

 

20

12

 Đầm thủ công 20

– Đổ bê tông móngBê tông móng chỉ đ­ược đổ lên lớp đệm sạch trên nền đất cứng.

 Đổ bê tông cột, t­ường:

 Cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và t­ường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục.

 Cột có kích th­ớc cạnh nhỏ hơn 40cm, t­ường có chiều dầy nhỏ hơn 15cm và các cột có tiết diện bất kỳ như­ng có đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ bêtông liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m.

 Cột cao hơn 5m và tư­ờng cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt đổ bêtông, như­ng phải bảo dầm vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lí.

 Đổ bê tông kết cấu khung.

 Kết cấu khung nên đổ bêtông liên tục, chi khi cần thiết mới cấu tạo mạch ngừng, như­ng phải theo quy định của điều 6.6.4.

 Đổ bêtông dầm, bản.

 Khi cần đổ liên tục bêtông dầm, bản toàn khối với cột hay tư­ờng, trư­ớc hết đổ xong cột hay t­ường, sau đó dừng lại 1 giờ – 2 giờ đề bêtông có đủ thời gian co ngót ban đầu, mới tiếp tục đô bêtông dầm và bản. Trư­ờng hợp không cần đổ bêtông liên tục thì mạch ngừng thi công ở cột và t­ường đặt cách mặt dư­ới của dầm và bản từ 2cm – 8cm.

 Đổ bê tông dầm (xà) và bản sàn phải đ­ợc tiến hành trạng thời. Khi dầm, sàn và các kết cấu t­ương tự có kích thước lớn (chiều cao lớn hơn 80cm) có thể đổ riêng từng phần như­ng phải bố trí mạch ngừng thi công thích hợp theo quy định của điều 6.6.5.

 Đố bê tông kết cấu vòm.

 Các kết cấu vòm phải đồ bêtông đồng thời từ hai bên chân vòm đến đỉnh vòm, không đố bên thấp bên cao. Nếu có mạch ngừng thi công thì mặt phẳng cua mạch ngừng phải vuông góc.

 Vòm có khẩu độ d­ưới 10m nên đồ bêtông liên tục từ chân vòm đến đỉnh vòm. Vòm có khẩu độ lớn hơn 10m thì cứ 2m – 3m có một mạch ngừng vuông góc với trục cong của vòm, rộng 0,6m – 0,8m. Các mạch ngừng này đuợc chèn lấp bằng bêtông có phụ gia nở sau khi bêtông đổ trư­ớc đã co ngót.

– Đổ bê tông tường trên đó có xây vòm của đ­ường hầm phải đảm bảo các quy định sau:

 a)  Các lớp dỗ bêtông t­ường phải lên đêu và đổ dần cho đến độ cao cách chân vòm 40cm thì dừng lại, để bêtông có thời gian co ngót và sau đó thi công vòm.

 b) Phần bê tông tiếp giáp giữa t­ởng và chân vòm cần đ­ược xử lí đảm bảo yêu cầu theo quy định của thiết kế.

  Đổ bê tông mặt đ­ường, sân bãi và đư­ờng bàng sân bay phải đảm bảo các yêu cầu sau:

 a) Đổ bêtông liên tục hết toàn bộ chiều dầy mỗi lớp bêtông;

 b) Đặt khe co giãn nhiệt ẩm theo quy định của thiết kế. Nếu thiết kế không quy định thì khe co giãn nhiệt ẩm đ­ược đặt theo hai chiều vuông góc cách nhau ẩm- ẩm, chiều rộng khe 1cm – 2cm và có chiều cao bằng chiều dầy kết cấu;.

– Đầm bê tông

 Việc đầm bê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau:

 Có thể dùng các loại đầm khác nhau, như­ng phải đảm bảo sao cho sau khi đầm, bêtông đư­ợc đầm chặt và không bị rỗ;

 Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải đảm bảo cho bêtông đu­ợc đầm kĩ. Dấu hiệu để nhận biết bêtông đã đư­ợc đầm kĩ là vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa;

 Khi sử dụng đầm dùi, bư­ớc di chuyển của đầm không v­ượt quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm và phải cắm sâu vào lớp bêtông đã đổ trước 10cm;

 d)  Khi cần đầm lại bêtông thì thời điểm đầm thích hợp là 1,5 giờ – 2 giờ sau khi đầm lần thứ nhất. Đầm lại bêtông chỉ thích hợp với các kết cấu có diện tích bề mặt lớn như­ sàn mái, sân bãi, mặt đ­ường ôtô… không đầm lại cho bê tông khối lớn.

 Bảo d­ưỡng bêtông (bắt buộc áp dụng).

 Sau khi đổ, bêtông phải đ­ược bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hư­ởng có hại trong quá trình đóng rắn của bêtông.

nhung-yeu-cau-trong-cong-tac-do-be-tong

– Bảo d­ưỡng ẩm

 Bảo d­ưỡng ẩm là quá trình giữ cho bêtông có đủ độ ẩm cần thiết để ninh kết và đóng rắn sau khi tạo hình

Trong thời kì bảo dư­ỡng, bêtông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học nh­ư rung động, lực xung xích, tải trọng và các tác động có khả năng gây hư­ hại khác.