Thuyết minh biện pháp thi công đường nhựa

1.3/5 - (63 bình chọn)

Để có được những con đường đẹp và cho các phương tiện lưu thông an toàn. Thì đội ngũ thi công phải thực hiện qua nhiều quy trình khác nhau với các công đoạn vô cùng phức tạp. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc về cách chuẩn bị hay quy trình thực hiện nó như thế nào chưa? Ngay trong bài viết sau, chúng tôi sẽ thuyết minh biện pháp thi công đường nhựa chi tiết và đầy đủ nhất để giúp quý khách hiểu hơn về dịch vụ của công ty Trường An Pacific nhé!

Đường nhựa là gì?

Như tên gọi, đường nhựa là con đường được làm bằng nhựa. Nhựa là một loại chất lỏng thu được qua quá trình khai thác dầu. Sau đó đem đi làm nóng và khi nguội sẽ ở dạng rắn với độ nhớt cao. Điểm đặc trưng là có màu đen và nhiều thành phần hóa học khác nhau.

Có thể nói, đây là một ứng dụng lớn và phổ biến nhất của đường nhựa. Là sản xuất ra loại bê tông và rải lên bề mặt đường. Bên cạnh công dụng chính là làm đường, chúng còn có thể dùng làm thuốc xịt cho động vật, hoặc xử lý những cột hàng rào giúp công trình thêm chắc chắn.

Đường nhựa có mấy loại?

Trên thực tế hiện nay, có hai loại nhựa đường. Đó chính là nhựa đường đặc và nhựa đường lỏng.

Nhựa đường đặc

Đối với loại nhựa đường đặc, còn được chia làm hai loại khác nhau đó chính là nhựa đường bittum và hắc ín. Cả hai được dùng khá phổ biến trong ngành xây dựng và có dạng đặc quánh màu đen.

– Nhựa đường đặc bittum: Có nguồn gốc từ dầu hỏa

– Nhựa đường đặc hắc ín: Có nguồn gốc từ than đá và bittum.

Khi làm nóng ở nhiệt độ cao, nhựa đường sẽ được pha trộn cùng với các vật liệu như đá, cát và sỏi theo một tỷ lệ phù hợp. Với mục đích là tạo thành bê tông hóa.

Nhựa đường lỏng

Đây là sản phẩm được tạo ra khi hòa trộn cùng với nhựa đường lỏng với một tỷ lệ thích hợp. Ở trạng thái tự nhiên, chúng ta có thể thấy nó có dạng màu đen và lỏng. Tương tự như nhựa đường đặt, nhựa đường lỏng cũng được chia thành 3 loại khác nhau, bao gồm:

– Nhựa đường lỏng đông đặc nhanh

– Nhựa đường lỏng đông đặc vừa

– Nhựa đường lỏng đông đặc chậm

Khác với nhựa đường đặc được trộn với các vật liệu khác để tạo thành bề mặt, thì nhựa đường lỏng được dùng để tưới lên bề mặt đường và được dùng để làm lớp bám dính giữa hai lớp bê tông nhựa. Đồng thời giúp tạo độ bóng cho bề mặt.

Thi công đường nhựa cần có điều kiện gì?

Trong thuyết minh biện pháp thi công đường nhựa, để công trình đạt được hiệu quả tốt và thẩm mỹ cao thì không nên thực hiện vào những ngày thời tiết xấu như có mưa, gió và nhiệt độ quá ẩm dưới 15 độ C. Bên cạnh đó, theo những chuyên gia kinh nghiệm thì chỉ nên thi công vào những ngày có nắng ráo, khô. Điều này cũng đã được Trường An Pacific kiểm chứng qua nhiều năm trong nghề.

Mặc khác, khi chuẩn bị sử dụng một loại bê tông nhựa mới thì phải tiến hành thi công thử trước một đoạn. Để qua đó xác định và kiểm tra công nghệ của quá trình rải và lu lèn có đạt kết quả tốt hay không.

Thi công đường nhựa cần lưu ý gì?

Để mỗi một công trình thi công đường nhựa đạt đúng tiêu chuẩn, thì trong quá trình thực hiện cần phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật như sau:

– Trước khi tiến hành rải thảm nhựa, cần thực hiện đo đạc và tính toán số liệu sao cho phù hợp nhất. Đồng thời sao cho chất lượng được đúng như thiết kế.

– Phân chia tỷ lệ trộn các hợp hợp chính xác khi làm đường để tránh lãng phí và hao hụt.

– Kiểm tra lại các vị trí có cọc, và chỉ thực hiện rải bê tông nhựa khi có sự cho phép từ đơn vị có thẩm quyền hoặc chủ thầu.

Quy trình thi công nhựa đường chuẩn

Giai đoạn 1: Thi công lớp móng

Đầu tiên, đỗ một lớp đá 0x4 và lu lớp đá này sao cho bằng phẳng. Sau một khoảng thời gian ngắn thì tiếp tục đổ lên một lớp đá mi sàn.

Thực hiện xử lý bề mặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật: như các công việc tu sửa lồi lõm, bè vênh mặt đường cũ và vá ổ gà. Bên cạnh đó, đảm bảo khi đổ đường nhựa thì lớp móng đã khô sạch và bằng phẳng. Khi dùng máy rải tử động cần điều chỉnh cao độ, căng dây chuẩn thật thẳng hoặc đặt thanh dầm làm đường chuẩn để tránh sai sót.

Giai đoạn 2: Vận chuyển bê tông nhựa nóng

Khoảng cách vận chuyển từ trạm trộn đến nơi rải phải làm sao cho hỗn hợp còn ở nhiệt độ từ 120 độ trở lên. Người thực hiện có thể dùng công cụ đo như nhiệt kế trước khi tiến hành đổ hỗn hợp vào phễu của máy rải. Nếu phát hiện nhiệt đới 120 độ C thì phải bỏ là làm lại ngay.

Thực hiện rải bê tông đường nhựa

Chỉ nên thực hiện rải bê tông nhựa nóng bằng máy chuyên dụng, nếu đường làm quá lớn thì cần đến 2 – 3 máy rải cùng lúc và cách nhau khoảng 10 – 20m. Ngược lại, với những đoạn đường nhỏ hẹp thì cần đến các phương pháp thủ công.

Bên cạnh đó, trong quá trình rai cần phải có que sắt đã được đánh dấu để thường xuyên kiểm tra bề dày cũ nhựa đã rãi. Từ đó điều chỉnh lại cho hợp lý.

Thực hiện lu lèn bê tông nhựa

Đây là bước cuối cùng trong quy trình thi công bê tông nhựa nóng. Nó có vai trò rất quan trọng vì giúp cho đường đường phẳng và có độ nén tốt. Tuy nhiên, khi lu lèn cần phải bố trí nhân công để thường xuyên bôi dầu chống dính vào bánh xe. Nếu không may bị dính thì cần dùng xẻng cào hoặc bôi dầu lại.

Với những thuyết minh biện pháp thi công đường nhựa trên đây hy vọng sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn muốn được đổ đường nhựa với mức giá ưu đãi và đạt tiêu chuẩn cao. Thì hãy liên hệ ngay cho Trường An Pacific để được hỗ trợ và tư vấn nhé!